Chức năng và quyền hạn Quốc_hội_Campuchia

Quyền lập pháp

Quốc hội là tổ chức duy nhất có quyền lập pháp. Quyền lực này quốc hội không thể trao cho một tổ chức hoặc cá nhân nào[3].

  • Thông qua ngân sách quốc gia, kế hoạch nhà nước, thông qua việc cho nhà nước vay tiền, hoặc việc nhà nước cho vay tiền; mọi cam kết về tài chính, việc đề ra, sửa đổi hoặc huỷ bỏ thuế.
  • Thông qua, tán thành hoặc huỷ bỏ hiệp ước, hiệp định quốc tế.
  • Có quyền đề xuất luật.

Bỏ phiếu tín nhiệm

  • Quốc hội có quyền phế truất thành viên nội các hoặc bãi nhiệm chính phủ với sự kết tội được 2/3 tổng số đại biểu quốc hội tán thành. Các bản kết tội chính phủ được ít nhất 30 đại biểu quốc hội đưa ra mới được quốc hội xem xét.

Quyền giám sát

  • Quốc hội có quyền chất vất chính phủ. Những chất vấn này phải được viết bằng văn bản gửi cho Chủ tịch quốc hội. Trả lời chất vấn có thể do một hoặc nhiều bộ trưởng có liên quan đến trách nhiệm. Nếu vấn đề có liên quan đến chính sách chung của chính phủ thì thủ tướng phải trực tiếp trả lời. Trả lời của bộ trưởng hoặc thủ tướng có thể trực tiếp bằng miệng hoặc bằng văn bản. Trả lời trên phải được tiến hành trong thời gian 7 ngày kể từ khi nhận được chất vấn.
  • Theo đề nghị của ít nhất 1/10 đại biểu, Quốc hội có thể mời một nhân sĩ nào đó đến trình bày vấn đề có nội dung quan trọng đặc biệt.
  • Các uỷ ban của quốc hội có thể mời bộ trưởng đến làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến lĩnh vực mình chịu trách nhiệm.
  • Giám sát việc thi hành pháp luật.

Đại biểu

  • Đại biểu Quốc hội là đại diện của toàn dân Campuchia chứ không phải chỉ là đại diện của dân trong vùng của mình.
  • Đại biểu Quốc hội được hưởng quyền bất khả xâm phạm. Bất kỳ đại biểu Quốc hội nào đều không thể bị lên án, bị bắt giam do bày tỏ ý kiến hoặc do đưa ra quan điểm trong khi thi hành nhiệm vụ của mình, trừ trường hợp phạm tội hình sự cụ thể.